Giáo dục và đào tạo tại Việt Nam là một ngành “hot” và tiềm năng cho nhà đầu tư bởi vốn tinh thần xem trọng sự học của người Việt xưa nay. Và hơn hết còn bởi vài thập kỷ trở lại đây, giáo dục đã bước sang trang mới, cởi mở hơn, đa dạng hơn và “tây hóa” hơn. Giáo dục Việt Nam thu hút và đáp ứng nhu cầu dần đang tăng cao của người Việt.
Sự chuyển biến của nhượng quyền giáo dục – hình thức nhượng quyền mới
Phần lớn chúng ta đã khá quen với những cái tên như Wall Street English (WSE). WSE tập trung vào chương trình đào tạo dành cho trẻ em, sinh viên và học sinh, đào tạo kỹ năng và ngoại ngữ cho người đi làm. Tuy nhiên, cho đến năm 2015 đánh dấu một bước ngoặc lớn cho nghành giáo dục và đào tạo ở một ngách thị trường đặc biệt với thương hiệu ActionCOACH-với profile “ngôi sao” trong ngành. Thương hiệu ActionCOACH có hàng trăm franchise unit trên khắp thế giới. Nó được đưa về bởi Việt Nam với vai trò là Master Franchisee tại thị trường Việt Nam. Hình thức này cũng có ở cả thị trường một số nước Châu Á như Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar, Singapore và Malaysia… Sự chuyển nhượng này mở ra một trang mới cho hệ thống đào tạo chuyên biệt, đậm chất “Âu Mỹ” dành riêng cho chủ doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đặc điểm của hệ thống nhượng quyền giáo dục kiểu mới
Hệ thống thực hiện sứ mệnh tư vấn-huấn luyện và đào tạo cho chủ doanh nghiệp vừa bao quát trải rộng ở tất cả các mảng từ marketing, sale, quản trị nhân sự, quản trị vận hành, cho tới tài chính kế toán. Hệ thống này chuyên sâu đến cả làm cách nào để ông chủ doanh nghiệp biết cách “đọc” một báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình. Và, không phụ lòng mong đợi của những ai quan tâm, ActionCoach đã gây được dấu ấn rất lớn ngay từ thời điểm bước chân vào thị trường. Hàng chục Unit Franchise – được gọi là ActionCoach Firm được mở tập trung ở hai thành phố lớn là Hồ Chí Minh, Hà Nội. Một số khác ở Đà Nẵng, Bắc Ninh, với hàng trăm doanh nhân đăng ký học để trở thành trainer-còn gọi là Business Coach và coaching cho hàng nghìn doanh nhân khắp Việt Nam. ActionCOACH trao cho nhau cơ hội và chìa khóa để “giúp bạn điều hành doanh nghiệp chứ không phải để doanh nghiệp điều hành bạn”.
Cấp bậc vận hành của hệ thống nhượng quyền giáo dục mới
Tại Việt Nam, ActionCOACH được vận hành thông qua mô hình 3 bậc cơ bản:
Bậc thứ nhất là vai trò của Master Franchisee (MF), đảm nhận vận hành một mô hình kinh doanh mẫu – Firm. Bậc này kinh doanh dịch vụ đào tạo-huấn luyện doanh nhân. Và tất nhiên, phải đảm bảo tuân thủ mọi tiêu chuẩn, đảm bảo là một mô hình “đẹp” nhất tại Việt Nam. Điều này nhằm làm thước đo cho sự mẫu mực của toàn hệ thống. Ngoài ra, MF còn thực hiện mục tiêu căn bản của họ: nhượng quyền lại-sub-franchising cho các chủ đầu tư khác. Sub-franchisee để nhà đầu tư này được quyền kinh doanh mô hình ActionCoach.
Bậc thứ hai, chính như đã giới thiệu, là Sub-Franchisee. Đây là những nhà đầu tư có tiềm lực, có đam mê, và là người phải sáng tối điều hành hoạt động Firm của mình. Bậc này cung cấp dịch vụ đào tạo-huấn luyện cho khách hàng, quản lý và hỗ trợ đội ngũ Coach. Bậc này là người hoặc hân hoan hoặc buồn bã kiểm tra bảng báo cáo tài chính vào mỗi cuối tháng.
Bậc thứ 3 và là bậc cuối cùng là Coach, là những cá nhân làm việc, cộng tác với Firm với vai trò là nhà huấn luyện trực tiếp đứng lớp, trực tiếp tư vấn cho khách hàng.
Phương pháp vận của hệ thống nhượng quyền thương hiệu ActionCOACH
Bài viết liên quan:
- https://redfranchise.vn/tu-van-nhuong-quyen/lam-the-nao-de-nhuong-quyen-thuong-hieu-thanh-cong/
- https://redfranchise.vn/tu-van-nhuong-quyen/https-web-archive-org-web-20200320072449-http-www-redfranchise-vn-tin-tuc-top-10-thuong-hieu-nhuong-quyen-linh-vuc-giao-duc/
- https://redfranchise.vn/tu-van-nhuong-quyen/nhuoc-diem-cua-master-franchise/
- https://redfranchise.vn/tu-van-nhuong-quyen/dich-vu-tu-van-franchise/
Để đảm bảo được sự vận hành trơn tru ở một ngành “khó nhằn” này, ActionCoach phải đảm bảo được một hệ thống hỗ trợ và tiêu chuẩn, quy chuẩn thật rõ ràng cho tất cả các vai trò của hệ thống. Việc hỗ trợ này từ việc thiết kế hệ thống đánh giá KPIs để đo lường mọi hoạt động lớn nhỏ từ khách hàng cho tới coach cho tới Firm, cho tới một tháng bao nhiêu lần, bao nhiêu giờ làm việc Master Franchise phải gọi điện thăm hỏi và tư vấn cho chủ Firm cách làm việc hiệu quả.
Sự phù hợp và phát triển của hệ thống nhượng quyền ActionCOACH tại Việt Nam
Với một đối tác Franchisor mạnh, kinh nghiệm và xuất thân từ cái nôi của ngành nhượng quyền – đất Mỹ. ActionCoach đã làm được những điều trên thuyết phục hàng chục nhà đầu tư chuẩn bị nhảy vào. Sở hữu một mô hình kinh doanh đầy ý nghĩa như vậy, tiềm năng sinh lời như vậy, “Tại sao không?”. Thế nhưng, tưởng chừng sự phát triển sẽ nối dài, mầm thịnh vượng sẽ tiếp tục vươn cao. Chỉ trong vòng 05 năm kể từ thời điểm nhận quyền phát triển vào thị trường Việt Nam, hệ thống bắt đầu có dấu hiệu chững lại và sau đó thậm chí là gia giảm.
Những nguyên nhân mà hệ thống giáo dục mới không thích nghi được?
Hiện tại, ActionCoach đã bộc lộ khá nhiều yếu điểm ở cách vận hành và chí tử nhất là doanh thu không hề dễ có như “hẹn ước”. Và để đạt điểm hòa vốn cho một khoản đầu tư ban đầu không hề nhỏ.
Thứ nhất, quả đúng như “lời sấm truyền”, giáo dục, đào tạo là một ngành gieo mầm đợi ngày thu quả ngọt. Mặc cho tiêu chí đam mê được ActionCOACH áp dụng là yếu tố tiên quyết để trở thành một Franchisee và một người Coach, nhưng việc nhà đầu tư bỏ một khoảng đầu tư ban đầu lớn, thì 5 năm đi tìm thời điểm hòa vốn như thế nào vẫn chưa nhận thấy.
Thứ hai là bài toán kinh tế và cũng là điểm chí tử, khi phí nhượng quyền ban đầu cho một đơn vị nhượng quyền là không hề “nhẹ” đối với mô hình B2B, không phải mở cửa là có khách như F&B hay FMCG. Cộng với chi phí chìm khá cao, được kể đến như chi phí thuê mặt bằng, set-up địa điểm đủ rộng để tổ chức lớp, đủ sang cho doanh nhân. Các chi phí làm marketing, quảng cáo, in ấn, nhân sự, tuyển dụng và đào tạo coach và cả chi phí “đợi khách”….Với một chủ đầu tư ít nguồn lực, ít kinh nghiệm và sale ít “mát tay” thì thật là nản lòng.
Thứ ba, tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành một người Coach là vừa đam mê, vừa có đủ tiền trên dưới 200 triệu để học khóa đào tạo coach và vừa có network, kỹ năng tốt để chốt khách quả không hề đơn giản. Bởi vừa làm chủ vừa làm công thường tự chọn cho mình con đường phi nhượng quyền.
Thứ tư, là chất lượng của dịch vụ chưa được quản lý quy chuẩn. Franchisee có thể pha một ly cà phê gần như chính xác với công thức của Franchisor yêu cầu. Nhưng những người Coach thì không thể giống nhau trong cách truyền tải thông điệp và cung cấp dịch vụ coaching cho khách hàng. Bài toán đào tạo chính nhân sự bị bỏ ngỏ, chưa kể việc tìm kiếm coach khá khó khăn, đâu đó, firm phải “thả lỏng” tiêu chí chọn coach đầu vào. Phải kể đến cả nội dung đào tạo-huấn luyện có thể cần nhiều sự khéo léo để “kết nối” và phù hợp với thị trường Việt Nam.
Thứ năm, đến từ vai trò của Master Franchisee. MF là một sự lựa chọn vô cùng hiệu quả khi các thương hiệu xâm nhập vào thị trường một nước khác khi mà MF chính là Franchisor ở thị trường bản xứ, giúp Franchisor nối nhịp cầu, san bằng trở ngại biên giới. Tuy nhiên, đội chiếc mũ Franchisor là một thách thức không nhỏ. Chưa kể đến, nếu không may, MF “lướt sóng” để lại nhựng đứa con chơ vơ giữa Việt Nam.
Câu chuyện cũng tương tự đối với ActionCOACH ở các nước Đông Nam Á khác. Rõ ràng, sự chống lại ở thị trường Việt Nam không là câu chuyện may rủi mà là một red alert để cả Franchisor, MF cần ngồi lại để đưa ra một lộ trình hiệu quả hơn, một bài toán kinh tế khả thi hơn, và một sự quyết tâm dài hơi hơn để minh oan cho người bạn nhượng quyền vì mua nhượng quyền phải là mua một mô hình thành công. Nói vậy, case study của ActionCOACH không để mang đến nỗi sợ mà bỏ quên đi cơ hội vàng của nhượng quyền ngành giáo dục-đào tạo, vì không có gì tốt mà dễ dàng có được.