Bởi vì bạn tìm đến đây, bạn chắc hẳn biết đủ nhượng quyền cơ bản là gì? Tuy nhiên mục đích thực sự của việc thực hiện bài viết này thêm phần hoàn thiện cơ bản, chúng ta sẽ bắt đầu với định nghĩa đơn giản. Nhượng quyền là kiểu tiếp thị và đầu tư mở rộng kinh doanh. Bên nhượng quyền cấp phép sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ, bí quyết, mô hình kinh doanh, quy trình vận hành cho bên nhận quyền là người trả tiền phí nhượng quyền cố định và đồng ý tuân thủ theo quy định nhất định của việc cấp phép để thực hiện kinh doanh.
Toc
- 1. Nhượng quyền ở Singapore phổ biến như thế nào?
- 2. Có bất cứ quy định nào về nhượng quyền tại Singapore không?
- 3. Làm thế nào để soạn thảo một hợp đồng nhượng quyền tại Singapore?
- 4. Phí nhượng quyền
- 5. Việc cấp phép sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ
- 6. Bài viết liên quan:
- 7. Bảo mật
- 8. Đào tạo và hướng dẫn
- 9. Hạn chế cạnh tranh
- 10. Thời hạn nhượng quyền
Nhượng quyền ở Singapore phổ biến như thế nào?
Không có dữ liệu nào gần đây, ít nhất là đối với chúng tôi, về quy định nhượng quyền ở Singapore. Kể từ 2012 chúng ta có hơn 600 cơ sở nhượng quyền vận hành ở Singapore với 40.000 bên nhượng quyền. Những năm gần đây sự phổ biến của nhượng quyền dường như tăng thêm và việc kinh doanh nhượng quyền đều rất được đón nhận ở Singapore.
Mặc dù Singapore là một quốc gia tương đối nhỏ, dân số có mức sống cao. Singapore chính là điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trên toàn thế giới và 2 yếu tố này kết hợp tạo nên 1 môi trường giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh mẽ tại đây.
Nhượng quyền đơn lẻ tại địa phương phổ biến hơn dù rằng nhượng quyền khu vực vẫn được tiến hành
Có bất cứ quy định nào về nhượng quyền tại Singapore không?
Hiện tại, không có luật nào quy định về nhượng quyền thương mại tại Singapore. Do đó, không có yêu cầu nào quy định thiết lập cơ chế nhượng quyền. Hiệp hội tổ chức nhượng quyền của Singapore có quy tắc đạo đức tự nguyện với một số quy tắc chung về nhượng quyền thương mại, như:
- Yêu cầu các hợp đồng cấp phép phải được soạn thảo bằng văn bản;
- Nghiêm cấm bán/cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ gây nhầm lẫn với sản phẩm dịch vụ theo nhượng quyền;
- Nghĩa vụ minh bạch giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền;
- Bên nhượng quyền có nghĩa vụ đào tạo và hướng dẫn cho bên nhận quyền;
- Trung thực và thiện chí trong việc giải quyết tranh chấp.
Không phải tất cả các bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều là thành viên của Hiệp hội nhượng quyền Singapore (FLA) nhưng các quy định này ngày càng trở nên phổ biến và thành viên của hiệp hội có thể chứng minh lợi ích cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại. Mặc dù không có quy tắc rõ ràng nào để thiết lập cơ chế nhượng quyền, người ta phải nhận thức các quy định liên quan đến việc cấp phép sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ. Việc cấp phép này thường là phần quan trọng nhất của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Làm thế nào để soạn thảo một hợp đồng nhượng quyền tại Singapore?
Một điều quan trọng cần nhớ đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại là soạn thảo bằng văn bản để có bằng chứng xác thực về các điều khoản hợp đồng. Không cần công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự hoặc đăng ký. Dưới đây là các yếu tố quan trọng nhất của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Phí nhượng quyền
Phí nhượng quyền thương mại là một khoản phí mà bên nhận quyền phải trả để vận hành một chi nhánh nhượng quyền. Phí nhượng quyền thương mại có thể là một khoản phí cố định hoặc một phần trăm doanh thu/ lợi nhuận. Phí nhượng quyền có thể được thương lượng 1 lần hoặc nhiều năm.
Việc cấp phép sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ
Tài sản quan trọng nhất của bên nhượng quyền là quyền thương hiệu và bí quyết kinh doanh. Nó phải được chuyển nhượng cho bên nhận quyền thông qua việc cấp phép. Theo luật Singapore bạn có thể đăng ký cấp phép với Cục sở hữu trí tuệ (IPOS)
Bài viết liên quan:
- https://redfranchise.vn/tin-tuc/cach-de-nhuong-quyen-thuong-mai-thanh-cong/
- https://redfranchise.vn/tu-van-nhuong-quyen/https-web-archive-org-web-20200320072449-http-www-redfranchise-vn-tin-tuc-top-10-thuong-hieu-nhuong-quyen-linh-vuc-giao-duc/
- https://redfranchise.vn/tu-van-nhuong-quyen/franchise-la-gi/
- https://redfranchise.vn/tu-van-nhuong-quyen/nhuoc-diem-cua-master-franchise/
- https://redfranchise.vn/tu-van-nhuong-quyen/tinh-trang-nhuong-quyen-tai-viet-nam-2021/
Bảo mật
Bí quyết kinh doanh của bên nhận quyền không phải là một tài sản sở hữu trí tuệ có thể đăng ký và nó phải được bảo vệ như một bí mật kinh doanh thông qua các điều khoản bảo mật trong hợp đồng và xử phạt nghiêm trọng đối với bên nhận quyền trong trường hợp có vi phạm.
Đào tạo và hướng dẫn
Hiện tại phổ biến cho việc cung cấp một số loại đào tạo ngắn và hướng dẫn tiếp cận bí quyết kinh doanh cho bên nhận quyền và nhân viên của họ. Điều quan trọng là cũng phải bao gồm nghĩa vụ này trong hợp đồng.
Hạn chế cạnh tranh
Hạn chế cạnh tranh cũng có thể được đưa vào trong hợp đồng. Nhìn chung, họ bảo vệ lợi ích của bên nhượng quyền nhưng không phải là bản chất nhượng quyền.
Thời hạn nhượng quyền
Điều quan trọng là phải xác định thời hạn nhượng quyền trong hợp đồng. Hầu hết các hợp đồng nhượng quyền bao gồm quyền gia hạn ít nhất một thời hạn hợp đồng đã ký hoặc 2 bên thỏa thuận về một thời hạn khác.
Nguồn:https://www.advomi.com.sg/franchising-in-singapore/
Liên hệ tư vấn nhượng quyền thương mại với Red Franchise:
Địa điểm: 43 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 0906 324 986
Email: info@redfranchise.vn
Website: Redfranchise.vn