Thất bại là một nỗi buồn. Nhưng nó là bài học sâu sắc cho những người đi sau rút kinh nghiệm và tránh khỏi sai sót. Cùng Red Franchise điểm lại một số thương hiệu nhượng quyền đẹp nhưng đang tiếc đã rút khỏi thị trường hoặc thoái trào tại Việt Nam.
Thương hiệu từ nước ngoài nhượng quyền vào Việt Nam
– Gloria Jean’s Coffee: được biết đến là một thương hiệu cà phê có tiếng của Úc. Gia nhập vào thị trường Việt Nam năm 2007, trong 06 năm đã mở được 06 cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy nhiên, tới tháng 4/2017, chuỗi cà phê bất ngờ đóng cửa kết thúc hoạt động kinh doanh của chuỗi cà phê. Gloria Jean’s Coffees từng nhận định nguyên nhân thất bại ban đầu là việc rập khuôn mô hình từ công ty mẹ: “Sai lầm đáng tiếc của những người nhận nhượng quyền khi đó là sợ sai nên đã áp dụng nguyên xi mô hình Gloria Jean’s tại Úc vào các khu vực khác. Chúng tôi cũng vậy”. Tóm tắt, không hiểu rõ thị trường Việt Nam.
– Trà sữa Ten Ren: là một thương hiệu trà sữa Đài Loan khi gia nhập vào Việt Nam năm 2017 đã trở thành “cơn sốt” của giới trẻ. Nhưng chỉ sau 2 năm hoạt động, Ten Ren đã đóng cửa toàn bộ chuỗi 23 cửa hàng. Một trong những lí do Ten Ren phải đóng cửa là do chưa thực sự hiểu thị trường và nhu cầu khách hàng người dùng trà sữa tại Việt Nam. Mặc dù những thức uống của Ten Ren được giới trẻ thích thú nhưng có thể thấy các món trên menu của Ten Ren không thực sự mới mẻ, không có “món ruột” ghi điểm trong khẩu vị người dùng. Hầu hết thiết kế của chuỗi cửa hàng Ten Ren cũng chưa thực sự thu hút và để lại ấn tượng cho khách hàng.
– Caffé Bene: tham gia vào thị trường cà phê Việt Nam năm 2014, Caffé Bene được mệnh danh là “Stabucks Hàn Quốc”. Từng có kế hoạch mở rộng kinh doanh lên 300 cửa hàng ở Việt Nam trong vòng 5 năm nhưng chưa đầy một năm phải giảm mục tiêu xuống còn 1/3 (số cửa hàng thực tế còn ít hơn). Caffé Bene gia nhập vào thời điểm làn sóng sao Hàn đang hot tại Việt Nam, đây cũng là một lí do kích thích hiếu kỳ người dùng Việt. Tuy nhiên, không như mong đợi, Caffé Bene không đáp ứng được khẩu vị cà phê của người Việt nên dần không còn thu hút được khách hàng. Hơn nữa, gặp sự cạnh tranh rất lớn từ những “ông lớn” nội địa trong cùng phân cấp cũng một lí do chuỗi cà phê này không đứng vững trong thị trường Việt Nam.
Nhìn chung, những chuỗi cà phê thương hiệu nước ngoài khi vào Việt Nam thường nhắm đến phân khúc khách hàng cao cấp, giới doanh nhân, người thu nhập cao… Đây lại là một bộ phận khách hàng không nhiều và khó tính nên việc nhượng quyền gia giảm.
Thương hiệu nhượng quyền của Việt Nam
– Urban Station: ra đời năm 2011, dần phát triển lên 60 cửa hàng nhượng quyền trên toàn quốc nhưng đến năm 2018 chỉ còn lại 8 cửa hàng và tên tuổi bắt đầu đi xuống. Như cái tên của mình – “trạm dừng chân đô thị”, Urban Station chỉ đánh dấu thời “vàng son” của mình ở đó. Có thể thấy do hệ thống nội bộ lủng củng nên nhượng quyền không rõ ràng đã khiến cho chuỗi cà phê này hoạt động không như mong đợi.
– Trà sữa Hoa Hướng Dương: từ cửa hàng đầu tiên được mở vào năm 2006, phát triển với hơn 40 cửa hàng nhưng hiện tại chỉ còn lại 2 cửa hàng. Việc phát triển một menu quá đa dạng, với hơn 100 món, khơi trí tò mò nhưng không tạo nên một menu “đỉnh” đối đầu được với cơn thanh lọc Covid nên đành ngậm ngùi co lại hệ thống.
– Sữa chua Trân châu Hạ Long: mở đầu cho “làn sóng mới” về sữa chua trân châu từ cuối năm 2019. Chỉ trong năm 2020, Sữa chua trân châu Hạ Long nhanh chóng mở chuỗi với hơn 200 cửa hàng. Một chiến dịch nhượng quyền gây sốt và thành công. Tuy nhiên, cơn thanh lọc Covid-19 gọi tên Sữa chua Trân châu Hạ Long khiến tốc độ phát triển chuỗi dừng lại và cơn sốt lại cắt nhiệt đột ngột. Trào lưu có lẽ sẽ có tuổi thọ cao hơn. Nhưng thực tế thấy rằng, việc mở cửa ồ ạt và nhanh chóng của quá nhiều cửa hàng cùng lúc làm cho lượng khách bị phân bổ nhiều. Sữa chua trân châu cũng như những cơn sốt trà sữa, trà chanh? Là một theo trào lưu nhất thời hay có thể duy trì được dài lâu? Thời gian sẽ trả lời.
Chỉ một vài cái tên thôi, nhưng chúng ta có thể nhận thấy rằng lý do phổ biến mà các thương hiệu không thành công trong nhượng quyền là vì chưa đầu tư nhượng quyền bền vững.
Bài viết liên quan:
- https://redfranchise.vn/tin-tuc/news-franchising-review-franchise-market-for-high-end-coffee-shops-in-vietnam-after-jollibee-m-a-the-coffee-bean-and-tea-leaf/
- https://redfranchise.vn/tin-tuc/bo-an-pham-nhuong-quyen-danh-cho-ben-nhan-va-ben-nhuong/
- https://redfranchise.vn/tin-tuc/yeu-diem-cua-mo-hinh-nhuong-quyen-tra-sua-tai-viet-nam/
- https://redfranchise.vn/tin-tuc/thinh-suy-thi-truong-nhuong-quyen-viet-nam-nam-2019/
- https://redfranchise.vn/tin-tuc/quang-ba-thuong-hieu-dai-dien-thuong-hieu-nhuong-quyen-vao-viet-nam/
Để đầu tư nhượng quyền bền vững, liên hệ Red Franchise để lắng nghe các chuyên gia tư vấn và cho đánh giá về mô hình nhượng nhượng quyền thành công, giúp bạn tránh những thất bại nêu trên.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TẠI ĐÂY: https://bit.ly/2IFTf3I
HOTLINE HỖ TRỢ GIẢI ĐÁP THẮC MẮC: 0906324986
————————————– ️
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Red Franchise JSC
Địa điểm: 43 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Email: info@redfranchise.vn
Web: redfranchise.vn
Phone: 0906324986